TRÀ THÁI NGUYÊN - NÉT ĐẸP TRONG VĂN HOÁ ẨM THỰC VIỆT

Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến những món ăn truyền thống như: bánh trưng,nem cuốn,bún chả,cốm, những đồ uống truyền thống đi vào văn hoá người Việt .Văn hoá ẩm thực của người Việt rất đa dạng không chỉ về sự đa dạng trong các món ăn, cách chế biến, nguyên liệu của món ăn ra sao mà còn là cách thưởng thức món ăn , đồ uống đó. Tất cả những điều đó đã tạo nên nét văn hoá riêng trong nền ẩm thực của người Việt.

Nói đến những món ăn truyền thống nổi tiếng của Việt Nam chắc hẳn ai cũng đều biết đến đó là món: bánh trưng, bún của người Việt,những món ăn này không chỉ gây ấn tượng cho người dân trong nước mà còn gây ấn tượng cho rất nhiều thực khách  ngoài nước biết đến.Nhưng đồ uống của người Việt thì chỉ được đếm trên đầu ngón tay.Trà Thái Nguyên có lẽ là đồ uống được nhiều người nghĩ tới đầu tiên khi nói về đồ uống truyền thống của người Việt.


VĂN HOÁ TRÀ THÁI NGUYÊN

Khi nhắc đến Thái Nguyên là mọi người thường nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên một thức uống truyền thống không chỉ của bà con Thái Nguyên nói chung mà còn cả của Việt Nam nói riêng, Thái Nguyên một vùng đất với vị trí địa lý nằm ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc với những khu du lịch, di tích lịch sử,cảnh quan thiên nhiên thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm.Và một thứ không thể thiếu là những đồi chè xanh bạt ngàn.Trà Thái Nguyên vốn đã nổi tiếng từ lâu nhưng ít ai biết là cây chè không phải có nguồn gốc từ Thái Nguyên.Khoảng năm 1922 với mục đích phủ xanh đồi trọc,người dân Thái Nguyên đã đén vùng Phú Hộ - Phú Thọ đem cây chè về trồng, đặc biệt là giống chè trung du này khi trồng ở Thái Nguyên lại sinh trưởng rất tốt và cho ra hương vị ngon hơn so với khi trồng tại Phú Thọ và đã tạo nên một đặc sản như bây giờ.Trà Thái Nguyên đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng được anh em , bạn bè trong nước và Quốc tế biết đến, là một sản phẩm mang nét đặc trưng riêng vì thế khi nói đến Thái Nguyên là không thể quên đi món đồ uống này.

-Ở Việt Nam không có trà đạo như Nhật Bản nhưng trong từng cách pha trà, dâng trà đã nói lên những nét văn hoá riêng của mỗi đất nước.Trong văn hoá trà Việt Nam,người nhỏ pha trà,dâng trà mời người lớn hơn.Văn hoá đó có thể đặc biệt hơn trong cách thưởng thức trà:hương cốm non,vị chan chát đầu lưỡi,vị ngọt cuống họng,những hương vị đặc trưng của trà Thái Nguyên sẽ được thưởng thức và được gọi đó là một văn hoá, một nét văn hoá truyền thống mà con người Việt Nam vẫn làm hàng ngày nhưng vô tình không để ý đến nó.

-Trà từ lâu đã trở thành thứ nước uống thân thuộc của người Việt từ Bắc vào Nam, từ nông thôn đến thành phố.Đâu đâu chén trà cũng là để mở đầu câu chuyện.Nhâm nhi chén trà đã trở thành một phần khởi đầu cho những cuộc gặp gỡ hàn huyên của bạn bè tri kỷ, của những cuộc giao lưu bất chợt để từ không quen trở thành bạn.Chén trà cũng là lời mở đầu cho tình yêu đôi lứa tìm đến với bến bờ hạnh phúc.

-Ngày nay, chúng ta đang tất bật với những bộn bề lo toan cuộc sống mà đôi khi thèm cảm giác yên bình để quên đi những lúc mệt mỏi,cùng nhau tâm sự,cùng nhau nắng nghe để cuộc sống chậm lại, nhẹ nhàng hơn.Chính vì thế mà mối khi có thời gian rảnh rỗi, mọi người trong gia đình hay bạn bè thường ngồi lại với nhau quanh ấm trà nóng để cùng người,cùng nói,cùng thưởng thức ấm trà Thái Nguyên để thêm gần nhau hơn.


-Qua đó mới thấy, văn hoá trà Việt không chỉ ở cách pha trà, dâng trà và thưởng trà mà còn thể hiện ở từng câu chuyện khi uống.Những câu chuyện xoay quanh ấm trà thường là những câu chuyện hết sức bình dị trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chính sự bình dị đó đã tạo nên một nét văn hoá vô cùng độc đáo trong từng ấm trà Thái Nguyên.

  • Nét văn hoá trà đó vẫn luôn hiện hữu trong mỗi con người Việt và chắc chắn sẽ được lưu mãi, bảo tồn mãi về sau. 

NGHỆ THUẬT THƯỞNG THỨC TRÀ CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA

Ở Việt Nam xưa, trà còn chưa được phổ biến, chỉ dành cho những người “chức cao vọng trọng” như là vua chúa, bà hoàng hoặc người trong hoàng tộc mới được sử dụng.

Trà được pha cho vua chúa rất cầu kỳ và công phu, từng giọt nước phải yêu cầu được hứng từ giọt sương trên búp sen còn chưa có ánh nắng. 

Tới khi trà thịnh hành hơn một chút, các cụ thường dùng nước mưa để pha trà, trà được pha bằng nước mưa giúp hương vị ngọt hơn. 

Uống trà là thói quen từ xưa, vừa nhai miếng trầu đỏ au, miệng “hớp” miếng trà, đó là hình ảnh của các cụ thời xưa khi ngồi với nhau.




VĂN HOÁ UỐNG TRÀ THƯỞNG THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY
-Văn hoá uống trà thưởng thức của người Việt đã trở thành một nét đẹp cho đến tận bây giờ.
Khách đến chơi nhà, mời khách uống chén trà nóng để bắt đầu câu chuyện.Hiện nay thì trà phổ biến với mọi thứ trong đời sống từ đám hỏi, đám cưới, khách đến chơi nhà, bạn bè gặp gỡ nhau,.Từ xưa các cụ có câu "chén trà là đầu câu chuyện ".Việc pha ấm trà xanh mời nhau,ăn bánh như một phép lịc sự để có thể ngồi với nhau và nói chuyện tự nhiên hơn.
-Khoảng 10 năm trở về đây, các loại trà được phát triển rộng rãi để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra bên ngoài.Để có được lãi cao,nhiều công ty sản xuất trà đã ướp hương liệu để có hương thơm cho trà, thế nhưng những người sành trà thực sự chỉ cần ngửi cũng đã nhận được ra đâu là trà thương hiệu đâu là trà tự nhiên.

Nhận xét